Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục. Với vị trí là trường Sư phạm trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà trường luôn nỗ lực nâng cao chất lượng trong giảng dạy, nghiên cứu, từ đó trở thành người dẫn dắt tích cực trong quá trình hiện đại hoá và phát triển của giáo dục nước nhà.



Hội thảo khoa học quốc tế Đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và đào tạo giáo viên (Innovation in Learning Instruction and Teacher Education) được tổ chức hai năm/lần với mục đích tạo cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế và phổ biến các kết quả nghiên cứu; nâng cao năng lực nghiên cứu, bồi dưỡng đội ngũ phục vụ đổi mới chương trình đào tạo theo chiến lược phát triển của ngành. Hội thảo lần thứ nhất phối hợp cùng Đại học Southern Cross (Australia) được tổ chức năm 2019 với sự tài trợ của Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia và Chương trình ETEP, đã thu hút hơn 250 học giả trong nước và quốc tế từ 10 quốc gia như Australia, Đức, Hoa Kì, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Pháp... Tháng 12 năm 2021, phối hợp với nhiều trường Đại học quốc tế, Nhà trường tiếp tục tổ chức hội thảo lần thứ hai với chủ đề: Đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững của giáo dục trong bối cảnh biến động.

Thông báo viết bài Đăng ký tham dự Hội thảo

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

V/v tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đổi mới sáng tạo trong dạy học và đào tạo/bồi dưỡng giáo viên – ILITE” lần thứ hai với chủ đề “Đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững của giáo dục trong bối cảnh biến động

Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học quốc tế Đổi mới sáng tạo trong dạy học và đào tạo giáo viênlần thứ nhất (the 1stInternational Conference: Innovation in Learning Instruction and Teacher Education – ILITEđược tổ chức vào tháng 12-2019, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo kế hoạch tổ chức Hội thảo lần thứ hai  với Chủ đề của năm 2021 là “Đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững của giáo dục trong bối cảnh biến động” (Innovation for sustainable education in the changing context).

  1. Mục đích

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội chia sẻ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự phát triển bền vững của giáodục;  đổi mới sáng tạo trong mô hình và quản trị nhà trường cũng như nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá các môn học (ở tất cả các cấp học); đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với những biến đổi của tình hình quốc tế và trong nước, đặc biệt là bối cảnh đại dịch toàn cầu và cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Trên cơ sở này, Hội thảo đề xuất những giải pháp kịp thời phục vụ thực tiễn hoạch định chính sách cũng như hoạt động dạy học, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định của nền giáodục; góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

2. Nội dung

Các bài viết gửi tham gia hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề dự kiến như sau:

– Chiến lược giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá: xu hướng, cách tiếp cận và kinh nghiệm quốc tế

– Sự phát triển bền vững của giáo dục trong bối cảnh đại dịch: cơ hội, thách thức và tìm kiếm các giải pháp cho công tác dạy học và đào tạo giáo viên (ở tất cả các cấp học);

– Xu hướng, cơ hội, thách thức và giải pháp cho đổi mới giáo dục trong kỉ nguyên số: nội dung, phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại; năng lực của học sinh và giáo viên; kỹ năng chuyển đổi và năng lực số; giáo dục thông minh, trường học thông minh, sư phạm thông minh.

– Nhà trường hiện đại và mục tiêu đào tạo Công dân toàn cầu: xây dựng chương trình nhà trường nhằm phát triển năng lực học sinh; sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội; tính quốc tế, liên văn hoávà liênngành trong giảng dạy; xây dựng trường học vì sự phát triển bền vững(Education for Sustainable development)

– Giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, and Maths)

– Giáo dục hoà nhập và giáo dục cho người khuyết tật

– Quản lý giáo dục và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên

3. Thời gian, địa điểm:

– Thời gian: 11 và 12/12/2021 (dự kiến)

– Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 

4. Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh

5. Các đơn vị phối hợp tổ chức:

Đại học Bayreuth, Đại học Cologne (CHLB Đức), Đại học Sư phạm quốc gia Đài Loan, UNESCO Chair in Reorienting Teacher Education towards Sustainability (Canada)

6. Thể lệ và thời gian gửi báo cáo

6.1. Thể lệ báo cáo

– Bài viết tham gia hội thảo phải là kết quả nghiên cứu mới, chưa từng được công bố trên các sách, tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước.

– Bài viết tóm tắt và toàn văn phải được viết bằng tiếng Anh. Tác giả chịu trách nhiệm toàn bộ phần chỉnh sửa về mặt ngôn ngữ (nếu như phản biện yêu cầu).

– Tác giả gửi tóm tắt bài viết để xét duyệt trước khi gửi bài viết toàn văn. Tóm tắt không quá 300 từ; cần nêu được mục đích, phương pháp, kết quả nghiên cứu chính, ý nghĩavà được gửi kèm giới thiệu tóm tắt về tác giả (không quá 100 từ). Không giới hạn số lượng tóm tắt của mỗi tác giả.

– Bản toàn văn của bài viết gồm 4000 đến 7000 từ; và tuân thủ nghiêm ngặt các định dạng trong văn bản mẫu kèm theo Thông báo này. Nội dung bài viết cần có: tóm tắt, mở đầu, nội dung, kết luận, lời cảm ơn (nếu có), tài liệu tham khảo, giới thiệu tóm tắt về tác giả/nhóm tác giả.

– Bài viết sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 12, giãn cách dòng Single

– Bài viết có thể dùng footnote để giải thích nội dung (nếu cần)

– Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A,B,C theo họ (theo định dạng của APA 7thedition). Đối với các tài liệu phỏng vấn, đề nghị chú thích ở footnote ghi rõ địa điểm và thời gian thực hiện. 

– Bài viết toàn văn sẽ được các nhà khoa học quốc tế và trong nước có uy tín phản biện.

6.2. Công bố của Hội thảo

– Các bài viết có chất lượng tốt sẽ được chọn báo cáo trình bày tại Hội thảo; và được xem xét đăng trên tạp chí trong danh mục Scopus/ISI hoặcKỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (có chỉ số ISBN, và được tính trong điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh theo Điều 11, Khoản 1, Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ).

6.3. Thời gian gửi báo cáo

– Gửi báo cáo tóm tắt: trước ngày 20/04/2021

– Thông báo kết quả xét duyệt báo cáo tóm tắt: trước ngày 20/ 05/2021

– Gửi báo cáo toàn văn: trước ngày 30/08/2021

– Thông báo kết quả chọn đăng báo cáo toàn văn trong Kỷ yếu/tạp chí thuộc danh mục SCOPUS: 15/10/2021

– Gửi bản báo cáo toàn văn đã chỉnh sửa theo góp ý phản biện: trước ngày 1/11/2021

6.4. Địa chỉ gửi bài viết

Bài viết tóm tắt và toàn văn xin gửi về địa chỉ email: hoithao.ilite@hnue.edu.vn, hoặc nộp trực tuyến trên website hội thảo.

7. Kinh phí hội thảo

7.1.Đối với các khách tham dự hội thảo, không có báo cáo, kinh phí tham dự chi trả cho các khoản: túi tài liệu, Kỷ yếu, ăn trưa (ngày 11/12) và tiệc trà. Kinh phí này không được hoàn trả nếu khách đã đăng ký nhưng không tham dự.

7.2.Đối với các báo cáo tóm tắt được chọn gửi toàn văn, lệ phí gồm các khoản phí phản biện, biên tập bài viết, tài liệu, Kỷ yếu, ăn trưa (ngày 11/12) và tiệc trà. Bài viết (toàn văn) không được chọn đăng trong Kỷ yếu hay tạp chí sẽ không được hoàn trả khoản phí này.

Các mức phí được áp dụng tùy theo thời điểm đăng ký như sau:

Đối tượngĐăng ký tham dự và đóng lệ phí trước 10/8/ 2021Đăng ký tham dự và đóng lệ phí từ 11/8 đến 20/11/ 2021
Quốc tế
Khách tham dự700.000 VNĐ/ người (tương đương 30 USD)1.200.000 VNĐ/ người (tương đương 50 USD)
Tác giả chính của báo cáo toàn văn2.400.000 VNĐ/ bài (tương đương 100 USD)5.000.000 VNĐ/ bài(tương đương 220 USD)
Việt Nam
Khách tham dự600.000 VND/người800.000 VND/người
Tác giả chính của báo cáo toàn văn2.000.000 VND/ bài3.000.000 VND/ bài

* Khi tham dự Hội thảo, kinh phí này áp dụng cho 1 tác giả chính của báo cáo. Các đồng tác giả khác vui lòng nộp lệ phí Khách tham dự nếu xác nhận tham gia (chỉ nộp 1 lần trong trường hợp là đồng tác giả của 2 bài viết trở lên được chấp nhận đăng). 

* Kinh phí (tiền VNĐ) hội thảo được chuyển khoản trực tiếp cho Ban tổ chức theo số tài khoản sau:

– Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội- Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội- Số TK: 21510000437126 (tiền VNĐ); 21510370033005(tiền USD)- Swiftcode: BIDVVNVX tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội

Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Họ tên, Khách tham dự ILITE2021, hoặc Tác giả chính ILITE2021

            8. Thông tin liên hệ

Thông tin hội thảo, mẫu định dạng bài viết và đăng ký tham dự được cập nhật tại website: ilite.hnue.edu.vn  

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ theo địa chỉ email của Ban tổ chức hoặc PGS.TS. Hoàng Hải Hà – Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐHSP Hà Nội, ĐT: 0903985115. 

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trân trọng kính mời các nhà khoa học trong và ngoài nước, quý thầy cô, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các cá nhân quan tâm viết bài và tham gia Hội thảo.

Trân trọng.

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

ILITE – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội